Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu như thế nào?

Thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên  hai khái niệm này thường dễ bị người viết lẫn lộn. Bởi chưa nắm rõ được nội hàm của chúng. Thật ra bản chất của hai khái niệm này là khác nhau. Nên Five-T Design chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu như thế nào. 

Khái niệm giữa thương hiệu và nhãn hiệu mà bạn cần biết

Thương hiệu (Brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là dấu hiệu (có thể là hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt. Để nhận biết một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nào đó. Được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức.

Nhãn hiệu (Trademarks) theo định nghĩa tại Căn cứ Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009:  là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Khái niệm nhãn hiệu thương hiệu
Khái niệm nhãn hiệu thương hiệu

Một nhà sản xuất phải có một thương hiệu nhưng có thể sẽ có nhiều nhãn hiệu. Ví dụ như thương hiệu Unilever có các nhãn hiệu như Sunlight, Comfort, Omo… Có thể hiểu một cách tổng quát. Là nhãn hiệu là dấu hiệu đi kèm với sản phẩm để phân biệt được các dịch vụ, hàng hóa của chủ thể này với chủ thể khác. Còn thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố. Để tạo nên danh tiếng cho một sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp.

Nhãn hiệu chỉ là một yếu tố cấu thành của thương hiệu. Và bước đệm đầu tiên của doanh nghiệp là phải hình thành nhãn hiệu. Giúp cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Thông tin về sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu 

Tính hữu hình: 

Nhãn hiệu là dấu hiệu để nhận biết được bằng các giác quan đặc biệt là thị giác như: chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc được tạo nên. Ngoài ra, ở luật một số nước như Hoa Kỳ còn công nhận nhãn hiệu bằng mùi hương.

Tính hữu hình của nhãn hiệu thương hiệu
Tính hữu hình của nhãn hiệu thương hiệu

Thương hiệu thì khác nó không có hữu hình hoặc dễ nhận biết như nhãn hiệu. Khi liên tưởng tới thương hiệu. Thì người ta sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó. Bao gồm hữu hình và vô hình như: kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả…

Cách tiếp cận và bảo hộ:

Nhãn hiệu là một thuật ngữ được sử dụng ở trong luật. Và nó là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký trừ những trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng.  Sau đó nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ.

Còn thương hiệu thì không phải là đối tượng điều chỉnh của luật. Nên thương hiệu sẽ không được pháp luật bảo hộ. Thường chủ thể tạo ra thương hiệu cho một sản phẩm không phải người tạo ra sản phẩm đó hay là cơ quan nhà nước. Mà chính là người tiêu dùng tạo ra thương hiệu. Thông qua quá trình họ sử dụng và đánh giá sản phẩm. Thái độ và cảm nhận tích cực của nhiều người tiêu dùng đối với sản phẩm sẽ tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó.

Nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ

Giá trị:

Nhãn hiệu sau khi được thực hiện thủ tục đăng ký thì nó trở thành tài sản. Và có thể được định giá. Nhưng thương hiệu thì không thể được định giá một cách dễ dành bởi nó là thành quả của cả một quá trình dài. Nhãn hiệu nổi tiếng có thể bắt chước được để gắn lên sản phẩm. Nhưng thương hiệu thì lại không thể được bắt chước hay làm giả. Bởi nó bao gồm nhiều yếu tố.

Hình thành:

Nhãn hiệu chỉ cần  thực hiện thủ tục đăng ký thì một dấu hiệu nào đó có thể được công nhận. Còn để tạo dựng được thương hiệu thì  doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí để có được. Có không ít những doanh nghiệp hoạt động lâu năm mà lại không thể tạo dựng được thương hiệu cho mình.

Tính lâu bền:

Nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không, còn phải tùy thuộc thị hiếu hay ý chí của doanh nghiệp. Khi sản phẩm mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại, thì nhãn hiệu sẽ đương nhiên chấm dứt theo. Nhưng thương hiệu thì có thể tồn tại mãi mãi kể cả khi những sản phẩm mang không còn nhãn hiệu. Vì sản phẩm có thương hiệu hay không là do đánh giá của người tiêu dùng. Nên khi người tiêu dùng còn cảm nhận tích cực đối với sản phẩm thì sản phẩm đó vẫn còn thương hiệu.

Tóm lại, nhãn hiệu và thương hiệu thì có thể xem như là phần xác và hồn thổi cho sản phẩm hay doanh nghiệp. Do đó, để hướng đến thành công doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển song song cả hai để được hiệu quả. Hãy theo dõi Five-T Design chúng tôi để được biết thêm nhiều thông tin về kinh doanh, cũng như marketing nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

mail zalo messager call